Hợp tác chuyển đổi số trong đào tạo và khám chữa bệnh từ xa
Theo PhoneArena, Apple đang đối mặt với một vụ kiện mới liên quan đến công nghệ camera trên dòng iPhone 15. Theo đó, công ty chuyên về cảm biến camera SiOnyx đang cáo buộc Apple đã sử dụng trái phép công nghệ 'Pixel Isolation Elements' và 'Black Silicon' của họ để cải thiện khả năng chụp ảnh thiếu sáng trên iPhone 15.SiOnyx cho biết họ đã giới thiệu công nghệ này với Apple trong các cuộc họp kỹ thuật từ năm 2014, đặc biệt là trong một buổi thuyết trình chi tiết vào năm 2017. Giờ đây, họ tin rằng Apple đã 'ăn cắp' ý tưởng này để tích hợp vào hệ thống camera tiên tiến của iPhone 15, đặc biệt là trên phiên bản Pro Max.Tuy nhiên, Apple đã phản bác cáo buộc này, cho rằng SiOnyx vi phạm thỏa thuận bảo mật khi sử dụng thông tin được chia sẻ trong các cuộc họp làm bằng chứng trước tòa. Hãng khẳng định mọi thông tin trao đổi trong các buổi gặp mặt đều được coi là bí mật và không thể dùng để kiện tụng.Vụ kiện đang diễn ra căng thẳng với những diễn biến mới nhất. Tháng 11 năm ngoái, Apple từng yêu cầu tòa án bác bỏ vụ kiện vì thiếu bằng chứng, nhưng bị từ chối. Đầu tháng 1 này, Apple tiếp tục nỗ lực ngăn chặn một số phần của vụ kiện, trong khi SiOnyx vẫn kiên quyết với cáo buộc của mình.Camera là một trong những điểm tiếp thị bán hàng quan trọng nhất của iPhone 15 Pro Max, đặc biệt là khả năng chụp ảnh thiếu sáng vượt trội. Nếu SiOnyx thắng kiện, Apple có thể phải đối mặt với án phạt nặng hoặc phải trả phí bản quyền cho việc sử dụng công nghệ này.Ngược lại, nếu Apple thành công, vụ việc sẽ tạo tiền lệ quan trọng về cách thức xử lý thông tin bí mật trong các tranh chấp pháp lý giữa các công ty công nghệ.Đây không phải lần đầu tiên Apple vướng vào các vụ kiện liên quan đến bằng sáng chế công nghệ. Vụ việc với SiOnyx một lần nữa cho thấy cuộc chiến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ đang diễn ra khốc liệt như thế nào.Sự trở lại của 6 xu hướng làm đẹp là biểu tượng của thập niên 90
Ngày 4.2, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức lễ ký kết bàn giao và tiếp nhận Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 giữa Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hoàng Long tham dự.Bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 4.2.2005, sau hơn 20 năm khai thác, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã kết thúc thời hạn vận hành theo quy định tại hợp đồng BOT để chuyển giao cho phía Việt Nam. Trong đó, EVN là đơn vị đại diện tiếp nhận để tiếp tục vận hành, khai thác.Theo Bộ Công thương, từ khi đi vào vận hành đến nay, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã cung cấp hơn 90 tỉ kWh lên lưới điện quốc gia, góp phần đảm bảo nguồn điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và các tỉnh, thành phía nam nói chung.Sau khi được EVN tiếp nhận, dự kiến mỗi năm nhà máy này sản xuất, đóng góp khoảng 4,6 tỉ kWh điện năng cho hệ thống điện quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và ổn định hệ thống điện, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.Trước đó, vào lúc 0 giờ 00 ngày 4.2, Công ty EPS (đơn vị trực thuộc Tổng công ty Phát điện 3 - CTCP) đã chính thức tiếp quản công tác vận hành bảo dưỡng sửa chữa Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 theo hợp đồng dịch vụ cho EVN.Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 là dự án BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép thông qua đấu thầu quốc tế và được tài trợ hoàn toàn bởi các nhà đầu tư nước ngoài.Dự án được thành lập từ một tổ hợp các tập đoàn thương mại và năng lượng, gồm: EDF (Pháp), Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), JERA (Nhật Bản), được vận hành bởi Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông.Nhà máy nằm trong Trung tâm Điện lực Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có tổng công suất 715 MW với công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp.Ở thời điểm đầu tư, dự án có tổng vốn 400 triệu USD, trong đó 25% vốn được tài trợ từ các cổ đông và 75% vốn được tài trợ bởi các ngân hàng và định chế tài chính như: Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Xúc tiến và tham gia hợp tác kinh tế (PROPARCO).Theo lãnh đạo EVN, với vị trí xây dựng mang tính chiến lược cho lưới điện quốc gia, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của các tỉnh phía nam xét trên cả khía cạnh công suất và điện năng.
Bảo vệ chủ quyền Biển Đông
Sau khi đoạn clip ghi lại khoảnh khắc cô gái mắc kẹt dưới cửa cuốn khi đang dắt xe máy ra khỏi nhà lan truyền trên mạng xã hội, nhiều bình luận cho rằng sự bất cẩn của cô gái đã khiến chính cô rơi vào tình huống nguy hiểm. Vậy vì sao điều khiển lúc này lại mất tác dụng?Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, ông Trần Minh Thông (51 tuổi, là chủ một xưởng sắt ở quận Bình Tân, TP.HCM) cho biết cửa cuốn thường có 2 loại, 1 loại đẩy tay và 1 loại chạy bằng motor. Trong clip cô gái bị kẹt dễ nhận thấy đây là loại cửa tự động, nâng hạ bằng remote (điều khiển)."Theo đoạn clip thì cửa cuốn này không có cảm ứng, có thể là do remote bị hư, hoặc cũng có thể là hết pin, làm chậm nhận sóng" - ông Thông cho biết.Trong video, cô gái đã rất bất lực khi cánh cửa vẫn cứ hạ xuống sát đất, cho đến khi cô luồng xuống bàn để chân của xe máy thì mới chật vật thoát khỏi cánh cửa. Nguyên nhân là vì trước đó vài giây, cô gái lùi xe ra trong lúc cửa đang hạ xuống. Đây cũng là thói quen chủ quan của nhiều người, để tiết kiệm thời gian và đảm bảo rời đi trong lúc cửa đã sập xuống hết. Tuy nhiên, những gì diễn ra trong video này là một lời cảnh tỉnh với ai có thói quen đó.Vào tháng 4.2023, Báo Thanh Niên đã đưa tin về một vụ tai nạn thương tâm cũng liên quan đến cửa cuốn ở tỉnh Quảng Ninh khiến 1 bé trai 11 tuổi tử vong.Qua điều tra, vụ việc xảy ra vào sáng 2.4.2023, bé trai bị cửa cuốn của gia đình đè lên người. Sau khi phát hiện sự việc, gia đình và hàng xóm đã đưa cháu bé đến bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi.Cảnh báo về những trường hợp nguy hiểm như vừa nêu, ông Trần Minh Thông cho biết phải thường xuyên kiểm tra và thay pin cho remote cảm ứng cửa cuốn để tránh những sự cố, thậm chí là phải thật cẩn trọng để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc."Nên thay pin cho remote từ 4 đến 6 tháng một lần. Nếu như có gắn hệ thống cảm ứng rồi thì cũng phải đề phòng lúc sét đánh hoặc chuột cắn dây điện, sẽ làm hệ thống hư" - Ông Thông nói.Ông cũng khuyên không nên "tiết kiệm thời gian" như cô gái trong video, phải thoát ra khỏi cửa rồi mới bấm điều khiển. Tốt nhất là nên để cửa ở vị trí cao nhất lúc đi ngang qua cửa.
Các tác phẩm được in bìa cứng trang trọng, với phong cách trình bày cổ điển và minh họa đậm chất dân gian truyền thống của họa sĩ Đặng Văn Long, Lâm Chí Trung.
Kinh tế 'eo hẹp', tín đồ hàng hiệu chuộng thời trang contemporary hơn luxury?
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân nên chủ động phòng ngừa cúm mùa bằng cách tiêm vắc xin do thời điểm hiện nay rất thuận lợi để các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, đặc biệt là cúm mùa, có nguy cơ bùng phát mạnh.Theo ghi nhận từ Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu, đầu năm 2025, số lượt khách hàng đến tiêm chủng tăng 5% so với cuối năm trước. Đặc biệt, nhu cầu tiêm vắc xin cúm và phế cầu tăng gấp đôi trong vòng 1-2 tháng qua. Điều này xuất phát từ sự thay đổi thời tiết và gia tăng nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc phòng bệnh chủ động trước những thông tin về dịch bệnh diễn ra trên diện rộng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 1 tỉ ca mắc cúm, với 3-5 triệu ca bệnh nặng và từ 290.000 đến 650.000 ca tử vong. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận từ 600.000 - 1 triệu trường hợp mắc cúm mùa. Hệ thống giám sát trọng điểm viêm phổi cấp do virus tại Việt Nam vẫn ghi nhận các trường hợp mắc với khoảng 10% số mẫu bệnh nhân cúm dương tính với chủng cúm A (H1N1). Tiêm vắc xin cúm là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa cúm và các biến chứng nguy hiểm. WHO thông báo, việc tiêm phòng vắc xin cúm làm giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70-80% và có hiệu lực bảo vệ lên tới 80-90%. Tính riêng với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, tiêm vắc xin có thể giảm 35% tỷ lệ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân tim mạch, giảm 58% tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường, giảm 70% tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Theo bác sĩ Lê Thanh Khôi, Trưởng hội đồng y khoa, hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu, cúm gây các triệu chứng nặng hơn cảm lạnh thông thường và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi. “Để bảo vệ sức khỏe cá nhân, đặc biệt đối với những nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người có bệnh nền, việc chủ động tiêm vắc xin cúm là rất quan trọng và nên thực hiện càng sớm càng tốt”, bác sĩ Khôi nhấn mạnhThông thường, cúm thường diễn biến biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và phục hồi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi virus xâm lấn các cơ quan gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết. Các nhóm như người từ 65 tuổi trở lên, thai phụ, trẻ nhỏ, người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, đái tháo đường… có nguy cơ cao trở nặng hơn.